Ở lứa tuổi mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi nhưng bước sang tiểu học hoạt động học tập là chủ đạo của trẻ nên không có bước chuẩn bị giúp trẻ tạo tâm thế tốt thì trẻ sẽ khó để thích nghi với môi trường học tập khi vào lớp 1. Thông qua việc cho trẻ làm quen chữ cái, vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và tập phát âm các âm của Tiếng Việt, được làm quen với hình dáng, cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm được chữ cái ghi lại bằng chữ cái. Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo, nên giáo viên thường tổ chức các trò chơi ôn luyện để giúp trẻ nhận biết, phân biệt các chữ cái tốt hơn.
Thông qua việc làm quen với chữ viết, vốn từ của trẻ được nâng cao, khi làm quen với chữ, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ thể, các từ đó có các âm là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ viết còn giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “Đọc và viết” sau này ở trường phổ thông. Thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
Giáo dục Mầm non giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ và hoạt động làm quen chữ cái là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Hôm nay, các bạn nhỏ lớp mẫu giáo lớn A5 rất vui và hào hứng được làm quen với chữ cái a,ă,â
Sau đây là một số hình ảnh trong giờ làm quen vớ chữ cái a,ă,â