Bệnh tay- chân- miệng là gì?
Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh lây do một nhóm vi rút đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm với hai mùa cao điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 -12.
Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?
Những người bị TCM dễ gây lây lan nhất trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể bị lây trong tuần sau khi các triệu chứng biến mất. Một số người, đặc biệt là người lớn, những người bị nhiễm virus gây bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nào, tuy nhiên, họ vẫn có thể lây lan virus cho người khác. Virus tay chan mieng lây truyền qua các đường là
- Tiếp xúc gần gũi, như ôm, hôn, hoặc chia sẻ bát và dụng cụ ăn uống,
- Ho và hắt hơi,
- Tiếp xúc với phân, có thể xảy ra trong quá trình thay tã,
- Tiếp xúc với dịch mủ
- Chạm vào những bề mặt có virus.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng thường bắt đầu bằng sốt, giảm cảm giác ngon miệng, đau họng, và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.
Không phải ai cũng sẽ nhận được tất cả những triệu chứng này. Một số trẻ chỉ phát ban; một số chỉ đau họng. Một số còn không có triệu chứng nào đáng kể, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.
Biến chứng của bệnh tay chân miệng phụ huynh không nên xem thường
Bệnh Tay Chân Miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một người bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.
Phân loại mức độ nặng của bệnh tay chân miệng
- Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
- Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
- Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
- Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.
Điều trị TAY-CHÂN-MIỆNG tại nhà theo từng cấp độ
- Đối với trẻ bị bệnh cấp độ I: Có thể cho trẻ điều trị tại nhà bằng cách:
– Khi trẻ sốt, đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng. Chỉ sử dụng cho trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 -6 giờ.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng.
– Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.
– Có thể sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ.
– Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
– Tái khám trong 7 ngày đầu của bệnh, mỗi lần cách nhau từ 1-2 ngày.
- Đối với cấp độ khác: Cần theo dõi các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện. Nếu trẻ: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ như thế nào?
Hiện nay, bệnh tay-chân-miệng chưa có vắc xin phòng ngừa, vì thế cần thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh tay – chân – miệng sau đây:
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻbằng xà bông. Người giữ trẻ rửa tay sạch bằng xà bông trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi chăm sóc trẻ (nhất là sau khi thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ).
- Rửa sạch vật dụng, đồ chơi của trẻbằng xà bông. Định kỳ khử trùng các đồ chơi, vật dụng của trẻ 1 -2 lần/tuần bằng dung dịch Chloramin B 20% (20g trong 1 lít nước) hoặc nước Javel 0,5% (pha 1 phần Javel với 9 phần nước). Trường hợp có trẻ bệnh, phải tiến hành khử trùng vật dụng, đồ chơi ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.
- Định kỳ 1-2 lần/ tuần, lau rửa sàn nhà và các khu vực sinh hoạt của trẻvới các dung dịch khử trùng trên. Trường hợp có trẻ bệnh, phải lau khử trùng sàn nhàn và các khu vực sinh hoạt của trẻ mỗi ngày.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong 10 ngày đầucủa bệnh hoặc cho đến khi hết loét miệng và các bóng nước để tránh lây cho trẻ khác tại nhà trẻ, mẫu giáo.