Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối
- Ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng (bao gồm nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm) bằng cách sử dụng thực phẩm đa dạng (nếu được).
- Không bỏ bữa. Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm 1 - 2 bữa phụ là sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt nạc, cá, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.
- Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu bị sốt, tiêu chảy.
Dinh dưỡng an toàn
- Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia.
- Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.
- Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa sạch dụng cụ chế biến.
- Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Thực phẩm nên dùng
- Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn...
- Các loại hạt: Đậu đỗ, vừng, lạc...
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bột, sữa tươi, sữa chua
- Thịt các loại, cá, tôm...
- Trứng và các sản phẩm từ trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút...
- Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá...
- Các loại rau: Đa dạng các loại rau.
- Quả tươi: Ăn đa dạng các loại quả.
Thực phẩm hạn chế dùng
- Mỡ động vật, nội tạng động vật.
- Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...).
- Các loại nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt.
- Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.