Điều chỉnh lượng tiền ăn không để thừa hoặc thiếu quá nhiều so với mức quy định
Nhờ việc thay đổi các món ăn thường xuyên, trẻ đã hào hứng với các món ăn hơn, ăn được nhiều các loại thực phẩm hơn (Minh họa thực đơn phần Phụ lục)
3.2. Biện pháp 2 : Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, dinh dưỡng đảm bảo VSATTP
Chế biến thực phẩm tưởng là công việc dễ dàng nhất, nhưng để có được những món ăn ngon từ các loại thực phẩm không hề đơn giản. Trong đó có khâu liên quan đến chọn lựa các loại thực phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta có thể lựa chọn nhưng cũng cần biết cách lựa chọn các loại thực phẩm ngon. Với nền kinh tế thị trường, với sự ô nhiễm môi trường, cách bảo quản các loại thực phẩm khi thu hoạch và giết thịt. Ngày nay, các loại thực phẩm tươi nhưng đảm bảo an toàn, không chất độc hai rất khó để lựa chọn.
Để chọn lựa cho các cháu các loại thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo an toàn, trường tôi đã chọn những cơ sở có tin cậy để tiến hành hợp đồng mua thực phẩm. Và các cơ sở đó sẽ cùng ký hợp đồng với ban giám hiệu, từ khâu vận chuyển đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp ăn nhà trường, cung ứng phải đảm bảo kịp thời, đủ định lượng và chất lượng ( tươi ngon, sạch sẽ, không bị dập nát, không héo, thối) các dụng cụ vận chuyển phải sạch sẽ. Mặt khác bên cạnh việc ký kết hợp đồng thực phẩm sạch với các nhà cung ứng đáng tin cậy, tôi luôn chú ý đến công tác giao nhận thực phẩm.
Khi giao nhận thực phẩm, tôi thường xuyên kiểm tra kỹ các loại thực phẩm dựa trên sự hiểu biết của mình về cách lựa chọn thực phẩm. Nếu thực phẩm không đảm bảo, tôi yêu cầu trả lại công ty và bổ sung thực phẩm khác đảm bảo tươi ngon.
3.3. Biện pháp 3 : Nâng cao trình độ tay nghề
Đây là một trong những biện pháp cũng rất quan trọng trong các biện pháp trên. Để nâng cao tay nghề của bản thân tôi đã không ngừng học hỏi kiến thức qua trường lớp thầy cô và bạn bè. Tôi đã từng học tại trường Cao đẳng nghề Bách Khoa- khoa chế biến món ăn. Ở đây tôi đã được học và làm rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đẹp mắt từ đó tôi cũng đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Không chỉ có như vậy tôi còn được tham gia vào các hội nghị do trường, xã, huyện tổ chức. Trường tôi đã tổ chức nấu ăn cho các cô vào ngày 8-3 để chúng tôi có thời gian giao lưu học hỏi và chia sẻ cho nhau những kiến thức, những kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra bản thân tôi còn tham gia vào những cuộc thi “ Gia đình điểm 10” do UBND xã tổ chức, cuộc thi “Nhân viên giỏi cấp huyện” do phòng giáo dục huyện tổ chức, tham gia Hội thi nấu ăn do hội LHPN huyện tổ chức,…. Qua các cuộc thi tôi đã rút ra được những kinh nghiệm, kiến thức rất bổ ích nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng của mình
Ví dụ như: cho mì chính vào khi tắt bếp để tránh được độc tố, tẩy mùi tanh của mực bằng rượu và gừng tươi, khi nấu xôi gấc phải cho rượu vào gấc để cho gấc nổi màu đỏ… từ đó nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ nuôi tại trường cũng giúp tôi rất nhiều. Tổ nuôi của chúng tôi sinh hoạt 4 buổi trong 1 tháng, mỗi lần sinh hoạt là một lần được giao lưu học hỏi kinh nghiệm chế biến món ăn của mỗi người. Tìm ra được giải pháp và biện pháp để chế biến các món ăn mới cho trẻ.
Qua đó đã giúp chúng tôi nâng cao được tay nghề cho bản thân. Có như vậy tôi mới có thể chế biến ra những món ăn để cho trẻ ăn ngon và có đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Ngoài ra để mở rộng hơn kiến thức, để nâng cao sự hiểu biết về dinh dưỡng tôi còn tự học trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, trên mạng, youtube… Từ đó kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non của tôi được nắm rất vững nên tôi đã chú trọng hơn trong nghiên cứu kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ.
3.4. Biện pháp 4 : Chú trọng nghiên cứu kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ
Với trẻ mầm non bữa ăn không chỉ có ăn no, đủ bữa mà đòi hỏi phải ăn ngon hấp với với trẻ. Bữa ăn ngon miệng có hấp dẫn thì trẻ sẽ ăn hết suất của mình, trẻ sẽ có đủ lượng calo cần thiết để duy trì hoạt động. Trước đây, trẻ không thích ăn các món rau, các món tanh,… là do cách chế biến của các món này không hấp dẫn đối với trẻ, trẻ nhìn thấy là chán không muốn ăn. Vì vậy, để đảm bảo việc chế biến các loại thực phẩm sao cho ngon miệng, tôi cùng với tổ nuôi đã chế biến rất nhiều cách khác nhau, đưa nhiều món ăn mới vào thực đơn cảu trẻ. Qua thời gian thử nghiệm những món ăn mới cùng việc thường xuyên tham gia vào các giờ ăn của các con tôi đã thấy các con ở trường rất thích thú và ăn hết suất. Trẻ hào hứng với bữa ăn hơn.
Sau đây tôi xin trình bày kỹ thuật chế biến của một số món ăn mà tôi nghên cứu xây dựng
* Món mực viên sốt cà chua (Ảnh 1 Phụ lục)
Yêu cầu thành phẩm: Có vị ngọt của thịt, của rau củ, Nước dùng trong và thơm nhẹ, từng viên mọc nhỏ xinh khiến bát canh trở nên hấp dẫn hơn.
* Món tôm xào đậu hà lan (Ảnh 4 Phụ Lục)
- Nguyên Liệu : tôm, đậu hà lan, tỏi, dầu hào, nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, gia vị, mì chính, hành khô.
- Cách làm : Đậu hà lan tước vỏ, rửa sạch, để ráo, thái hạt lựu. tôm bóc vỏ, bỏ đầu rút chỉ đen ở sống lưng, thái hạt lựu
Làm nóng dầu ăn, cho hành, tỏi băm phi thơm rồi cho tôm vào xào tới khi chin tái khoảng 2 phút, thêm đậu hà lan đảo nhanh tay cho tới khi chin đều, nêm nếm gia vị sau đó tắt bếp, chia theo định lượng
Yêu cầu thành phẩm: Món ăn có màu xanh của đậu hà lan, màu đỏ của tôm tươi, vị giòn ngọt tự nhiên của đậu hà lan và tôm, rất hợp với mùa hè nóng bức.
*Thịt bò, thịt lợn hầm cari (Ảnh 5 Phụ Lục)
Nguyên liệu: thịt bò thăn (thịt lợn), hành tây, nước cốt dừa, ớt chuông vàng, cà chua, khoai tây, cà rốt, Tỏi, gừng, hành lá, Nước mắm, nước tương, dầu ăn, bột cà ri, muối.
– Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, say nhỏ. Ướp thịt với ít dầu ăn và bột cà ri, trộn đều rồi để thấm trong khoảng 30 phút. – Hành tây thái miếng vuông. Cà rốt và khoai gọt vỏ thái miếng vuông tương tự kích cỡ của thịt bò. – Đun nóng dầu trong chảo, trút thịt bò vào xào sơ cho thịt bò hơi săn lại rồi đổ ra bát để riêng. – Kế đó đun nóng chảo trở lại, trút hành tây, cà rốt và khoai vào đảo sơ. – Thêm bột cà ri vào đảo đều cho thấm. Trút thịt bò vào chảo, đảo nhanh cho cà ri thấm thịt rồi đổ nước cốt dừa, thêm nước xâm xấp mặt thịt, nêm chút muối và nước tương, đảo lại lần nữa rồi đậy vung, hầm trong khoảng 7 – 8 phút thì hạ nhỏ lửa. – Hầm thêm trong khoảng 30 phút hoặc đến khi thấy nước xốt thịt hơi sánh lại thì tắt bếp. Múc cà-ri bò ra tô, rắc tiêu lên trên mặt, dùng nóng.
Thịt bò mềm ngọt, đậm đà dậy thơm hương cà ri lẫn trong đó là vị bùi bở của khoai, vị ngọt mềm của cà rốt và hành tây hấp dẫn
* Tôm thịt sốt đậu hũ non (Ảnh 6 Phụ Lục)
- Nguyên Liệu : tôm tươi, đậu trắng, cà chua, thịt lợn, nước mắm, hạt tiêu, bột nêm, gia vị, mì chính, đường, hành lá.
- Cách làm :
+ Đậu trắng rửa lại với nước sạch, thái miếng vừa ăn. Tôm bóc vỏ xay nhỏ. Ướp tôm, thịt đã xay với hạt nêm và dầu ăn cho thịt, tôm được ngấm và mềm. Cà chua bỏ hạt, thái hạt lựu.
+ Phi thơm hành lá với dầu ăn, sau đó đổ thịt và tôm vào xào cho tới khi săn lại. Thịt và tôm đã săn thì cho cà chua vào đảo đều. Nêm vào hạt nêm, đường, nước mắm, nước lọc vào xăm sắp mặt, đun lửa vừa cho sôi 5-10 phút. Sau đó, cho đậu hũ vào đun cùng khoảng 2-3 phút mỗi mặt. Trước khi tắt bếp, thêm vào bột ngọt, trộn đều cho tan là được.
Yêu cầu thành phẩm: Món ăn mềm, ngọt dịu nhẹ, có màu đỏ của cà chua, màu hồng của tôm tươi, nước sốt sánh mịn.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiêm
Sau khi thực hiện các biện pháp chế biến món ăn nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng trong năm học 2019-2020, tôi đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ:
4.1. Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh rất tin tưởng, yên tâm vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường, đồng thời rất hăng hái trong những phong trào, các buổi lao động làm vườn trồng rau sạch cùng với các cô để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho các con. Trong năm vừa qua trường chúng tôi đã cung cấp được rất nhiều rau sạch cho các con.
4.2. Đối với trẻ:
Trong năm học 2019-2020 tôi đã thực hiện tốt các biện pháp trên góp phần đảm bảo chế biến bữa ăn cho trẻ phong phú và hấp dẫn ở trường tôi. Các cháu đi học chuyên cần, yêu trường, mến cô .
Nhờ chế biến đúng cách đảm bảo giá trị dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ giảm tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối cả thể chất và trí tuệ. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức, trẻ thông minh, hoạt bát nhanh nhẹn hơn.
Những biện pháp trên của tôi đã được áp dụng trong trường đạt hiệu quả cao, chế biến ngon hợp khẩu vị trẻ, 100% trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất .Trẻ không thích ăn thức ăn có những mùi thơm cũng đã thích ăn rất nhiều. Những món ăn có mùi tanh như cá, tôm, mực, … trẻ cũng không còn sợ nữa bởi chúng tôi đã biến tấu cho món ăn hết tanh để các con ăn ngon hơn và ăn hết suất của mình giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao phòng chống một số bệnh học đường. Kết quả cụ thể được thể hiện rõ nét qua bảng kết quả sau:
Bảng 2: Bảng kết quả sự hứng thú của trẻ với các loại thực phẩm cuối năm học
STT
|
Tiêu chí
|
TS trẻ
|
Đầu năm
|
Cuối năm
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ %
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Số trẻ ăn không ngon miệng, hết suất
|
740
|
133
|
18%
|
0
|
|
2
|
Số trẻ không thích ăn thịt
|
333
|
45%
|
15
|
2%
|
3
|
Số trẻ không ăn rau
|
363
|
49%
|
37
|
5%
|
4
|
Số trẻ không thích ăn các món có mùi thơm như nấm hương
|
370
|
50%
|
0
|
|
5
|
Số trẻ không thích chất tanh như cá, tôm, mực
|
444
|
60%
|
22
|
3%
|
6
|
Số trẻ không thích ăn cháo, súp
|
481
|
65%
|
37
|
5%
|
4.3. Đối với nhà trường.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường ngày càng đi lên, luôn luôn đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu của phụ huynh
Thực đơn của nhà trường được phong phú đa dạng
4.4. Đối với bản thân
Bản thân tôi và đồng nghiệp cũng trau dồi được những kinh nghiệm trong cách chế biến và rút ra được những kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được tốt hơn.
Cũng nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, hay tìm tòi nghiên cứu học hỏi không ngừng vươn lên, đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp, sự chỉ đạo sát sao, sự đổi mới quản lý của ban giám hiệu nhà trường đã tạo mối quan hệ tốt giữa cô nuôi với cô giáo trong trường, kết hợp với các biện pháp khoa học đã trình bày ở trên, sau gần 1 năm học trôi qua, tôi và các chị em trong tổ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ mầm non.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc ứng dụng chế biến bữa chính các cháu và sử dụng hợp lý trong bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp cho trẻ trong trường mầm non hứng thú hơn, thích thú hơn trong từng bữa ăn. Giờ ăn luôn mang lại tâm lý vui vẻ đó là việc cần thiết cho trẻ. Trẻ đi học rất đều, số cháu bị ốm cũng ít, sức khỏe các cháu cải thiện rõ. Và việc áp dụng những thực đơn giàu dinh dưỡng , vitamin rất cần thiết cho các trường mầm non.
Qua quá trình thực nghiệm các biện pháp trọng tâm tại trường đã cho tôi cũng như các chị em cùng trong tổ bếp của trường học hỏi và trau dồi được rất nhiều kinh nghiệm chế biến món ăn cho các cháu nhà trẻ và mẫu giáo trong trường mầm non giúp các cháu ăn ngon miệng và hết suất của mình. Đồng thời, chị em chúng tôi cũng ứng dụng được những kinh nghiệm trong chế biến món ăn về gia đình để cải thiện nấu cho các con của mình ở nhà được ăn những món ngon, mới lạ để các con ăn ngon, khỏe mạnh và lớn nhanh.
Từ những kinh nghiệm đã học hỏi và làm việc trong trường tôi và chị em trong tổ bếp luôn linh hoạt và sáng tạo trong chế biến để tạo ra nhiều món ăn mới lạ, kết hợp các loại rau thơm với nhau làm giảm mùi đặc trưng của các món ăn, làm giảm mùi tanh của tôm cá và làm cho món ăn thơm ngon hơn.
Bên cạnh đó các cô luôn phải tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức và vận dụng vào công việc của mình đồng thời các cô phải linh hoạt và sáng tạo chế biến nhiều món ăn mới lạ để thu hút sự hứng thú của trẻ, làm cho trẻ lúc nào cũng có cảm giác muốn đến trường.
Cho tôi kinh nghiệm khi đi mua thực phẩm phải lựa chọn những thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vận dụng những thực phẩm có sẵn ở địa phương để chế biến những món ăn phù hợp với trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất.
Biết xây dựng thực đơn và tính khẩu phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong ngày. Đồng thời thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa giúp thay đổi khẩu vị cho các cháu và lựa chọn được những thực phẩm tươi ngon theo mùa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biết phối hợp và trao đổi với các cô trên lớp để hiểu hơn về tâm lý của các cháu để từ đó có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với các cháu giúp các cháu ăn ngon miệng.
Song tôi nghĩ rằng bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi phải cố gắng hơn nữa, năng động hơn nữa để tìm tòi nghiên cứu, học hỏi hơn nữa nhằm đổi mới phương pháp, hình thức, cách chế biến món ăn cho trẻ. Kết hợp cùng với nhà trường, cùng ban giám hiệu chúng tôi quyết tâm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối phấn đấu không còn trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Đó cũng là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, toàn xã hội và cũng là niềm hạnh phúc của những cô nuôi chúng tôi.
2. Đề xuất và kiến nghị