I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lứa tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho các bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Độ tuổi mầm non nào cũng rất quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), độ tuổi “chín muồi” đánh dấu bước chuyển biến của trẻ - trẻ chuẩn bị bước vào học tập ở trường phổ thông. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi là giai đoan chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn về tâm sinh lí cũng như việc học tập của trẻ. Trong giai đoạn này giáo viên mầm non phải giúp trẻ có lượng kiến thức nhất định để giúp trẻ không còn bỡ ngỡ khi trẻ bước vào lớp 1. Ngoài việc chuẩn bị cho trẻ hành trang về thể chất, kĩ năng sống, kĩ năng xã hội,… trẻ cần được chuẩn bị các kĩ năng tiền đọc, tiền viết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ.
Để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết, giáo viên mầm non có thể sử dụng rất nhiều những phương pháp, biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là, khi cho trẻ làm quen với chữ cái thì ta cần luôn luôn tạo ra những giờ học sôi nổi để kích thích hứng thú, lòng ham hiểu biết cũng như tình yêu của trẻ đối với chữ cái tiếng Việt. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp, phương pháp cho trẻ làm quen với chữ cái thì tôi thấy việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp các trò chơi và các môn học khác. Đặc biệt là việc sử dụng trò chơi và ứng dụng công nghệ thông tin đã khiến tiết học về chữ cái trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Những trò chơi giúp trẻ hào hứng hơn trong hoạt động học tập, trẻ vừa được học vừa được chơi làm cho trẻ không bị mệt mỏi và nhàm chán, lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của tất cả các trẻ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các trò chơi trong tổ chức các hoạt động nói chung cũng như trong việc cho trẻ làm quen với chữ viết nói riêng còn chưa thực sự hiệu quả. Trước đây việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn biệt lập và mang tính gò bó, buộc trẻ phải đi theo một ba rem sẵn có, làm cho trẻ mệt mỏi và nhàm chán, dấn đến việc nắm bắt các chữ cái chưa hiệu quả.. Chuyên đề Làm quen văn học - chữ viết đã được Sở giáo dục và Đào tạo và được Huyện chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua đã chỉ rõ được tầm quan trọng của chữ viết với trẻ. Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với chữ viết, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận những tri thức mới một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn cho mình đề tài “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới”. với mong muốn tìm ra những biện pháp giúp trẻ có những giờ học làm quen chữ viêt bổ ích. Đồng thời giúp cho giáo viên phải có cái nhìn mới mẻ với hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động, lấy trẻ làm trung tâm, có thêm kiến thúc kinh nghiệm tổ chức để tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với viết một cách nhẹ nhàng, hiệu quả
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý luận
1.1. Đặc điểm về khả năng nhận biết chữ viếtcủa trẻ.
Trong Modul MN 3 có viết: “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới đầy màu sắc của xã hội loài người. Trẻ có kỹ năng nói mạch lạc chuẩn bị sẵn sàng để vào lớp 1, là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”. Chính vì vậy để chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen với chữ viết là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết là một nội dung quan trọng nằm trong mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Nó là nội dung cấp thiết cũng như là đòi hỏi của xã hội khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp một. Trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”, NXB Đại học Sư phạm, năm 2004, của tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về ý nghĩa của việc dạy học chữ viết cho trẻ cũng như việc tổ chức hoạt động chữ cái ở trường mầm non còn gặp một số khó khăn cũng như các tồn tại khiến cho hiệu quả dạy học giảm sút. Cuốn “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tác giả Đinh Hồng Thái cũng rất chú trọng đến việc cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt. Theo đó, chương trình dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn đều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái. Cuốn này cũng nói về thời lượng thực hiện chương trình cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt như sau: việc cho trẻ làm quen với chữ cái bao gồm ba giai đoạn với 36 tiết, chia làm 12 bài với 12 nhóm chữ cái, mỗi nhóm chữ cái dạy trong 3 tiết (tiết 1: tiết học làm quen với chữ cái, tiết 2: những trò chơi với chữ cái, tiết 3: tập tô các chữ cái). Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Giang, năm 2013 nghiên cứu “Thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt” đã nêu rõ đặc điểm chữ cái tiếng Việt và đi sâu vào việc thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt. Và có rất nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này. Có thể thấy rằng, rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết các tác giả đều quan tâm tới đặc điểm chữ cái tiếng Việt, đưa ra chương trình dạy học chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn, thời lượng thực hiện chương trình cho trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt
1.2. Nội dung cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết
Nội dung chương trình tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn Các chương trình cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ viết đều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái là: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y; Khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, 29 chữ cái sẽ đựợc phân thành các nhóm chữ cái đồng dạng:
*Nhóm 1: o, ô, ơ - Nhóm 2: a, ă, â - Nhóm 3: e, ê - Nhóm 4: u, ư- Nhóm 5: i, t, c
*Nhóm 6: b, d, đ - Nhóm 7: m, n, l - Nhóm 8: h, k 10 - Nhóm 9: p, q
*Nhóm 10: g, y - Nhóm 11: x, s - Nhóm 12: v, r.
Việc dạy trẻ chữ viết theo từng nhóm sẽ giúp trẻ dễ dàng phân biệt, so sánh đượcc đặc điểm giống và khác nhau của chữ cái trong nhóm. Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng nhận biết và nhớ được cấu tạo chữ cái cũng như tránh nhầm lẫn giữa các con chữ có hình dáng cũng như cách phát âm gần giống nhau.Những nội dung này đều được nghiên cứu đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm phát triển và yêu cầu độ tuổi. Tuy nhiên, việc đưa những nội dung này vào kế hoạch giáo dục trẻ không đơn giản, đòi hỏi sự linh hoạt, vận dụng sáng tạo của giáo viên và dựa vào chính khả năng và hứng thú của trẻ.
2/ Thực trạng của vấn đề:
Trên thực tế, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn có nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo lớn tôi nhận thấy việc cho trẻ làm quen với chữ viết cho trẻ đã được thực hiện đầy đủ. Các hoạt động đều được chuẩn bị chu đáo từ đồ dùng đến cách tổ chức hoạt động. Tổ chức các hoạt động nhất là hoạt động làm quen với chữ viết được dạy đúng thời gian biểu, không cắt xén giờ dạy, các bài được dạy đúng theo kế hoạch chuyên môn, đảm bảo phương pháp đặc trưng của môn học. Tuy nhiên qua khảo sát kết quả trên trẻ về các kỹ năng làm quen với chữ viết tôi nhận thấy chất lượng trên trẻ không được cao
BẢNG KHÁO SÁT CHẤT LƯỢNG TRẺ.
Chỉ tiêu
|
Trước khi áp dụng
|
Số trẻ đạt
|
%
|
Số
trẻ
N = 45
|
1. Khả năng hứng thú.
|
28
|
62
|
2. Khả năng nhận biết các chữ cái.
|
30
|
66
|
3. Phát âm chuẩn
|
27
|
60
|
4.Trẻ cầm vở, ngồi tô đúng tư thế
|
26
|
57
|
5. Trẻ tô, viết đúng chữ cái
|
23
|
51
|
*Nguyên nhân:
Các cháu chưa tập chung học hay sự hứng thú còn nhiều hạn chế, nhiều cháu ngọng và hay bị quên và nhầm các chữ cái
Khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến còn thấp tôi thấy do một số nguyên nhân sau:
- Môi trường học tập chưa được phong phú, chưa tạo cơ hội để trẻ hoạt động hiệu quả.
- Phụ huynh phần suy nghĩ chữ cái chỉ có thể là tiểu học, không nghĩ trẻ mầm non cũng cần được trang bị làm quen với chữ cái. Hình thức tổ chức các hoạt động còn đơn điệu, cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chưa đa dạng. Phương tiện giúp trẻ tiếp cận kiến thức còn đơn giản, Nên khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi gặp không ít thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của phòng GD-ĐT huyện Gia Lâm, được sự chỉ đạo sát sao của BGH trường mầm non Đa Tốn tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia dự các lớp chuyên đề, bồi dưỡng chuyên làm quen chức cái, nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan môi trường đẹp, CSVC đầy đủ, có điều kiện thuận lợi trong việc cập nhập, trao đổi thông tin, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phụ huynh luôn nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ cho môn học và các hoạt động khác của trẻ.
* Khó khăn:
- Nội dung, Chương trình thường xuyên được cải tiến, thay đổi nên sự cập nhật đôi lúc chưa đầy đủ. Sự thống nhất đồng bộ về phương pháp đôi chỗ còn hạn chế, nên việc áp dụng vận dụng sáng tạo đôi khi gặp khó khăn.
- Khả năng nhận thức của một số trẻ còn hạn chế, không đồng đều trong lớp học, kỹ năng tham gia hoạt động của một số trẻ còn chậm, nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng chuyên đề.
- Phụ huynh ở lớp phần lớn là làm nông thôn nên ít có thời gian và điều kiện quan tâm đến con em mình, đặc biệt là việc kèm cặp các cháu học.
Đứng trước tình hình như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp với mong muốn giúp trẻ hứng thú hơn khi làm quen với chữ cái góp phần nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn.
3/ Các biện pháp thực hiện: Xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, muốn đưa chất lượng học tập của trẻ đạt hiệu quả cao. Tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm tòi tham khảo… những tài liệu có nội dung về đề tài, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp. Xác định rõ những khó khăn thuận lợi của trường, của lớp của bản thân, từ đó tôi tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất.
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch , và linh hoạt trong hình thức trên tiết học phù hợp với khả năng của trẻ
* Xây dựng kế hoạch:
Đây là một bước vô cùng quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc giúp trẻ tiếp thu nhanh kiến thức vì lập kế hoạch là kim chỉ nam cho chúng ta thực hiện. Nếu không lập kế hoạch thì chúng ta sẽ thực hiện sai và không trọn vẹn. Dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ, vào khả năng của trẻ trong lớp, và đặc biệt tôi cùng kết hợp với các chị em trong tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch đưa nội dung làm quen chữ cái cho trẻ năm học 2019-2020 theo từng tháng đảm bảo nguyên tắc mang tính hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp.Từ nội dung đó, theo từng thời điểm hay sự kiện, tôi lựa chọn hoạt động đảm bảo mục đích và lựa chọn các tiết học phù hợp với trẻ . Sau đây là bảng kế hoạch cho trẻ Làm quen với chữ cái theo chủ đề sự kiện theo tháng của khối lớp mẫu giáo :
Thời gian
|
Nội dung
|
1.Tháng 9
|
Tuần 1: Làm quen các nét cơ bản
Tuần 2: Làm quen với chữ o,ô,ơ
Tuần 3: Trò chơi với chữ cái o,ô,ơ
|
2.Tháng 10
|
Tuần 1: Tập tô chữ o,ô,ơ
Tuần 2: Làm quen với chữ a,ă, â
Tuần 3: Trò chơi với chữ a, ă, â
Tuần 4: Tập tô chữ a,ă,â
Tuần 5: Làm quen chữ e, ê.
|
3.Tháng 11
|
Tuần 1: Làm quen với chữ u,ư
Tuần 2: Trò chơi với chữ cái e,ê,u,ư
Tuần 3: Tập tô chữ e,ê
Tuần 4: Tập tô chữ u,ư
|
4.Tháng 12
|
Tuần 1: Làm quen với chữ i,t,c - Buổi chiều trong tuần cho trẻ chơi trò chơi với chữ i,t,c
Tuần 2: Tập tô chữ I,t,c
Tuần 3: Làm quen b,d,đ
Tuần 4: Tập tô chữ b,d,đ.
|
5.Tháng 1
|
Tuần 1: Làm quen với chữ m,l,n
- Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ m,l,n
Tuần 3: Tập tô chữ m,l,n
|
6.Tháng 2
|
Tuần 1: Làm quen với chữ h,k
- Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ h,k
Tuần 3: Tập tô chữ h,k
|
7.Tháng 3
|
Tuần 1: Làm quen với chữ g,y
- Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ h,k
Tuần 3: Tập tô chữ cái g,y
|
8.Tháng 4
|
Tuần 1: Làm quen với chữ s,x
- Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ s,x
Tuần 3: Ttập tô chữ s,x
|
9.Tháng 5
|
Tuần 1: Làm quen với chữ v,r
- Thực hiện vào các buổi chiều theo kế hoạch trò chơi với chữ v,r
Tuần 3: Tập tô chữ v,r
|
Dựa vào nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết, tôi có thể dễ dàng thiết kế các hoạt động, đồng thời xác định được thời gian tổ chức các hoat động đó một cách hợp lý.
* Linh hoạt hình thức tổ chức trên tiết học:
Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn học. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc.
Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt.Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao.
Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm.
- Phát huy tính tích cực của trẻ.
- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động -tĩnh phù hợp với khả năng từng trẻ.
VD: Các cặp chữ cái khi cho làm quen, bao giờ tôi cũng nghiên cứu kỹ xem , cặp chữ cái đó có gì đặc biệt và lựa chọn các hình ảnh, các trò chơi phù hợp để thu hút trẻ hoạt động. Khi cho trẻ làm quen với chữ e,ê. Tôi tổ chức thành 1 cuộc thi “ Ở nhà chủ nhật” với chủ đề Siêu thị đồ dùng nhà bé : Vì qua tìm hiểu tôi thấy chữ e, ê có trong các từ chỉ đồ vật nhiều: Cái chén, cái ghế, đèn ngủ, điện thoại...Trò chơi làm quen và ôn luyện tôi dựa theo phiên bản của chương trình có nhiều phần thi với mục đích giúp trẻ được trải nghiệm nhiều hình thức : Phát âm, so sánh đặc điểm, nhận biết và thử trí thông minh của trẻ với các trò chơi, tìm từ cho đúng, bù chữ thiếu, kết bạn...( Hình ảnh 1)
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập, thiết kế nội dung, cho trẻ hoạt động làm quen với chữ viết theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm
Hiện nay, quan điểm giáo dục“ lấy trẻ làm trung tâm” đang được tất cả các nhà trường quan tâm và thực hiện. Điều kiện không thể thiếu để thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là xây dựng môi trường học tập. Hiểu được tầm quan trọng đó tôi đã thiết kế, xây dựng môi trường học tập nhằm giúp trẻ có được không gian hoạt động tốt nhất, hiệu quả nhất, mang lại cho trẻ sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Xây dựng môi trường học tập: Việc đầu tiên để xây dựng môi trường chính là lựa chọn không gian trong lớp học sắp sếp vị trí các góc hoạt động trong đó có làm quen với chữ viết sao cho trẻ có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Góc làm quen chữ viết là một góc học tập trẻ tham gia trong góc cần không gian thoải mái, không quá ồn ào để có thể tư duy, phát huy tính độc lập sáng tạo của mình nên tôi đã lựa chọn khoảng không gian rộng rãi nhất trong lớp đảm bảo cho 8-10 trẻ tham gia hoạt động .Ngoài ra tôi cũng tận dụng mảng tường thể hiện nội dung góc chơi, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trực tiếp ôn luyện củng cố kiến thức và tương tác cùng bạn trong nhóm chơ một cách dễ dàng. Trẻ được tự do lựa chọn nội dung chơi phù hợp với nhu cầu của mình. (Hình ảnh 2)
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên bổ sung đồ dùng, đồ chơi trong góc: Có rất nhiểu đồ dùng để trẻ tham gia hoạt động, những đồ dùng này thường kích thích hứng thú cho trẻ vì vậy tôi lựa chọn sắp xếp hợp lí giúp trẻ dễ lấy dễ cất, thuận tiện cho việc sử dụng. Dựa theo đặc điểm của trẻ là luôn yêu thích hứng thú với cái mới, lạ nên tôi không đưa các đồ dùng đồ chơi cho trẻ tham gia hoạt động cùng 1 lúc vì như thế trẻ sẽ nhanh chán mà tôi sẽ đưa dần dần lần lượt theo từng nội dung và từng chủ đề sự kiện.
Thiết kế nội dung : Một trong những yếu tố tạo nên sự hứng thú của trẻ với làm quen với chữ cái đó chính là nội dung hoạt động. Cùng một nội dung học và chơi nhưng tôi thường xuyên thay đổi hình thức và cách chơi cho trẻ từ đó đảm bảo được nội dung chơi mà trẻ rất hứng thú và không nhàn chán.
Khi đã tạo được vị trí góc chơi, sắp xếp đồ dùng khoa học hợp lý, xây dựng mảng tường cùng những nguyên liệu mở, tạo các nội dung chơi thì việc tổ chức cho trẻ chơi như thế nào đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên. Tôi đã lựa chọn được những khoảng thời gian phù hợp trong ngày để cho trẻ tham gia hoạt động làm quen với chữ viết : có thể cho trẻ hoạt động vào buổi sáng trong giờ đón trẻ khi trẻ tham gia chơi tự chọn, trong giờ hoạt động góc. Một số giờ hoạt động chung tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép hoạt động làm quen với chữ cái đó là khi trẻ tham gia vào các trò chơi tạo hứng thú đầu giờ hay các trò chơi ôn luyện. Cũng có thể cho trẻ hoạt động vào giờ hoạt động chiều trong ngày ( Hình ảnh 3)
Tóm lại, việc tạo môi trường học tập khoa học hợp lý, nội dung hoạt động mang tính gợi mở, đồ dùng đồ chơi phong phú cùng với cách tổ chức cho trẻ hoạt động hợp lý luôn mang lại cho sự hứng thú cao độ, trẻ tích cực tham gia hoạt động, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với chữ viết một cách hiệu quả.
3.3 Biện pháp 3: Thiết kế một số trò chơi và ứng dụng các bài tập của phương pháp montessori giúp trẻ củng cố và nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết :
Thiết kế một số trò chơi: Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Khi trẻ tham gia chơi trẻ được thể hiện hết mình vào trò chơi, trẻ mở mang kiến thức. Biết hòa mình vào tập thể từ đó trẻ mạnh dạn tự tin hơn, đặc biệt trẻ được phát triển quá trình tâm lý, và trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình nhận thức từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong học tập.
Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. Với phương châm “Học mà chơi – chơi mà học” vui chơi là hoạt động chủ đạo trong chương trình giáo dục trẻ, phương pháp giáo dục thuận lợi nhất là thông qua trò chơi. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ củng cố và nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết:
Một số trò chơi chữ cái ( phụ lục 1 )
* Ứng dụng các bài tập của phương pháp montessori: Nói đến cụm từ Phương pháp montessori chắc không còn gì mới mẻ mới chúng ta vì thự ra đã có lâu . Nhưng để ứng dụng phương pháp này vào hoạt động làm quen chữ viết chắc đối với tôi và các con vẫn còn mới lạ,. Trong năm học vừa rồi bản thân được đi tầm huấn ứng dụng về ứng dụng các bài tập của phương pháp montessori, bản thân tôi thấy rất hay, ý nghĩa, thiết thực và là 1 trải nghiệm thật tuyệt vời. Với phương pháp Montessori, dựa trên tương tác với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay trong học tập với giáo cụ trực quan, trẻ chủ động tiếp cận và ghi nhận kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ứng dụng các bài tập của phương pháp montessori có rất nhiều bài tập và nhiều lĩnh vực , nhưng tôi quan tâm nhiều nhất đến lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đặc biệt là các bài tập về hoạt động làm quen chữ cái. Từ đó tôi lựa chọn các bài tập phù hợp để tiến hành áp dụng đối với học sinh của lớp tôi. Nhưng vì đặc thù của phương pháp nên tôi chỉ có thể chia thành các nhóm nhỏ để thực hành và chủ yếu là hoạt động đón trẻ, hoạt động góc và hoạt động chiều. Đồ dùng thực hành của phương pháp này thực sự rất đắt nên trong quá trình tập huấn bản thân cùng các chị em đồng nghiệp đã tự làm và thực hành.
một số bài tập ứng dụng các bài tập của phương pháp montessori( phụ lục 2 )
Sau khi áp dụng các bài tập của phương pháp Montessori , tôi thấy trẻ rất hứng thú tích cực, đặc biệt khả năng tập trung và chú ý của trẻ rất cao.
3.4/ Biện pháp 4 Giúp trẻ chậm và cá biệt đạt được mục tiêu kết quả mong đợi
Trên thực tế khi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động làm quen với chữ viết tôi thường xuyên đánh giá trẻ bằng nhiều cách khác nhau thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ, qua nhận xét đánh giá cuối tháng hay dựa vào các mục tiêu về chữ cái. Trước tiên sau mỗi hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết căn cứ vào mục đích yêu cầu đề ra tôi thường đánh giá trẻ tham gia hoạt động và đối chiếu với mục đích để xem trẻ đã đạt mục đích yêu cầu đến đâu, tỷ lệ đạt là bao nhiêu hay các hoạt động đó có phù hợp với trẻ hay không, cũng nhờ đó tôi phát hiện trẻ yếu ở nội dung nào để kịp thời uốn nắn và rèn luyện thêm cho trẻ hoặc nhận thấy những trò chơi nào chưa phù hợp thì điều chỉnh trong các hoạt động tiếp theo. Dựa vào khảo sát từ đầu năm và căn cứ vào quá trình dạy trẻ thông qua hoạt động làm quen chữ viết. Tôi thấy 1 số cháu lớp tôi ngọng , nhận thức chậm, đặc biệt cầm bút bị sai tư thế
*Đối với những cháu ngọng- cháu nhận thức chậm- những cháu mất tập trung:
Đặc điểm của các cháu ngọng là đọc rất nhỏ, lí nhí, vì xấu hổ sợ đọc sai.
Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng hạn chữ n,l, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm
+ l : Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi
+ n : Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới, ( Hình ảnh 4)
Hoặc chữ p,b cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn và hay đọc nhầm lẫn. Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ hoặc trẻ nói quá ngọng chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn. Ngoài ra sưu tầm những bài đồng dao,câu thơ ngắn đọc chống ngọng cho trẻ: Nu na nu nống, Lúa nếp là lúa nếp làng, lươn nướng chuột luộc….Với cách làm như vậy , trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm. Và tôi đã sưu tầm được hơn 20 bài thơ, đồng dao giúp trẻ đọc thuộc 29 chữ cái.( Hình ảnh 5a, 5b)
*Đối với những cháu nhận thức chậm:
Đối với những trẻ hay bị nhầm chữ cái:Tôi tận dụng lúc đón trẻ và hoạt động góc, tôi thiết kế phiếu bài tập để giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ chữ cái đó. Trước tiên là đồ và tô chữ rỗng, gạch chân chữ cái có trong từ và nối chữ với nhau, bù chữ con thiếu vào trống... Đối với mỗi cặp chữ cái khác nhau và thời điểm khác nhau của trẻ mà tôi thiết kế các dạng bài tập phù hợp với trẻ từ mức đó dễ đơn từng chữ đến cặp chứ nhóm chữ, rồi đến cả bảng chữ cái.
*Đối với những cháu mất tập trung
Để giúp trẻ tập trung và hứng thú hơn: bản thân tôi tìm tòi ứng dụng các bài tập montessonri, thiết kế được rất nhiều các giáo án điện tử cả tiết làm quen, trò chơi chữ cái và tập tô đều ứng dụng công nghệ thông tin tổng có đến hơn 20 giáo án và trò chơi, các phần mềm học chữ cái... Trẻ rất hứng thú vì hình ảnh, âm thanh ngộ nghĩnh thu hút được trẻ. Và điều đặc biệt mà trẻ thích thú hơn cả những ô tô đồ chơi hay điện thoại hay ipad đó là những đồ chơi đomino, những đồ chơi tôi sưu tâm, mua, và tự làm. Bây giờ thời đại 4.0 các bạn chỉ cần vào trang Pinterest tìm mục mầm non, có rất nhiều ý tưởng cho các bạn lựa chọn, dựa vào đó tôi đã làm 1 số đồ dùng phục vụ cho tiết học cũng như trò chơi, phiếu bài tập. Ở đó có rât nhiều ý tưởng hay, khoa học hợp lý, các cô dễ làm mà đặc biệt các con rất dễ sử dụng. Để làm được đồ dùng đồ chơi đó các bạn chỉ cần tải hình ảnh thích hợp ra quán chỉnh sửa và in màu là đã có ngay 1 bộ đomino, hay biểu bảng đồ chơi, vừa đẹp lại vừa hữu ích.( Hình ảnh 6,7 )
*Đối với những cháu ngồi và cầm bút bị sai tư thế
Nếu như với các cháu ngồi sai tư thế thì hiện nay đã có gậy chống cận và điều chỉnh tư thế ngồi cho trẻ được các mẹ quan tâm và hiện tại lớp tôi cũng đầu tư 2 cái để tập luyện cho các con. Nhưng còn cầm bút sai tư thế thì theo các bạn sẽ phải chỉnh sửa như thế nào? Đây là một trong những mẹo nhỏ mà tôi tâm đắc nhất khi áp dụng với các cháu mà tôi muốn nhấn mạnh trong bản sáng kiến này đó là 2 mẹo
+ Mẹo thứ nhất: thực hiện 6 thao các cầm bút .( Hình ảnh 8)
+ Mẹo thứ 2: Đây là cách cầm bút chính xác, nhất là đối với trẻ em khi mới bắt đầu tập viết. Hãy sử dụng dây chun, đính kèm cây bút, xoay 180°, bút sẽ ở đúng vị trí và giúp bé viết chữ đều và đẹp hơn.(Hình ảnh 9)
Như vậy với sự quan tâm, động viên tìm ra nguyên nhân lỗi sai của trẻ để từ đó tìm phương pháp phù hợp cho trẻ, và bản thân thấy trẻ tiến bị từng ngày.
3.5/ Biện pháp 5: Tích cực tuyên truyền phụ huynh
Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa phụ huynh và cô giáo bởi đây là cầu nối vững trắc trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ đặc biệt là vấn đề củng cố những kiến thức đã học. Ngoài thời gian ở trường, trẻ về nhà với bố mẹ, lúc này trẻ bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như kiến thức cô giáo cung cấp ở trường , đây là thời điểm quan trọng phối hợp với phụ huynh để củng cố những gì trẻ tiếp thu được ở trường một cách tốt nhất.
Để giúp phụ huynh tiếp cận và hiểu rõ hơn về mục tiêu cũng như các kiến thức cơ bản cho con chuẩn bị bước vào lớp 1, đặc biệt với hoạt động làm quan chữ cái trẻ 5 tuổi, tại góc tuyên truyền, tôi dành một góc để giới thiệu về nội dung học của các con theo tuần, tháng.
Đặc biệt, vào giờ đón và trả trẻ,tôi cũng không quên trao đổi, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh về một số trường hợp con chữ thuộc chư, con đọc ngọng và con cầm bút chưa đúng, hay con sử dụng tay trái. Hiểu được tâm lý của phụ huynh. Tôi đã làm một quyển sưu tầm những bài tập, những mẹo nhỏ, hay những lời khuyên để giúp con sửa những lỗi, tật khi học làm quen chữ cái. Bản thân thấy phu huynh rất thích đúng miệt mài đọc ở góc tuyên truyền.Mặt khác để củng cố kiến thức cho các con thì bản thân đã đưa ra kế hoach đàu năm là cuối tuần sẽ có một phiếu bài tập nhỏ chứa đựng những kiến thức hay những chữ cái các con đã học trong tuần đó làm và để phụ huynh theo dõi nhắc nhở các con, tạo cho con thói quen chăm học. Và bài tâp thường được phát vào chiều thứ 6 hàng tuần. Với thời đại 4.0, lớp tôi cũng có sử dụng nhóm Zalo để gắn kết mối liên hệ giữa phụ huynh và học sinh khi có bất cứ chương trình, hay các sự kiện, công văn, thống báo để mọi ngượi cập nhập hàng ngày. Bản thân cảm tháy rất vui khi được các bậc phụ huynh tin tưởng .
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Cuối năm lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
+ Chất lượng và kết quả giờ dạy của tôi được nhà trường và chuyên môn đánh giá có chất lượng và sáng tạo.
+ Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy được tính tích cực.
Để minh chứng cho kết quả đã đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là Bảng so sánh kết quả “Một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới”.
Chỉ tiêu
|
Trước khi áp dụng
|
Sau khi áp dụng
|
Số trẻ đạt
|
Số trẻ đạt
|
%
|
%
|
Số
trẻ
45
|
1. Khả năng hứng thú.
|
28
|
62
|
43
|
95
|
2. Khả năng nhận biết các chữ cái.
|
30
|
66
|
41
|
91
|
3. Phát âm chuẩn
|
27
|
60
|
42
|
93
|
4.Trẻ cầm vở, , ngồi tô đúng tư thế
|
26
|
57
|
43
|
95
|
5. Trẻ tô, viết đúng chữ cái
|
23
|
51
|
42
|
93
|
4.12 Đối với trẻ :
Với việc áp dụng những hình thức dạy trẻ làm quen chữ cái, trẻ lớp tôi học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ cái đã được học. Qua khảo sát của lớp, tôi thấy trẻ 100% trẻ hứmg thú trong giờ học. 95% trẻ nhớ nhanh ,chính xác 29 chữ cái,phát âm chính xác âm 29 chữ cái, 91% trẻ tìm nhanh ,chính xác 29 chữ cái trong từ trọn vẹn, 93% trẻ phát âm chuẩn Giờ học diễn ra vui vẻ, nhẹ nhàng, trẻ tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt, ngôn ngữ của trẻ phát triển tiến bộ, những câu trả lời của trẻ rõ ràng, mạch lạc, điều này cũng góp phần cho những môn học khác đạt kết quảtốt.
4.2 Đối với giáo viên:
Đó là về trẻ còn về bản thân, qua quá trình thực hiện, tôi cảm thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo, tự tin hơn. Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi thành công và tạo động lực cho tôi tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhất để phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ngày một tốt hơn : “Giúp trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Bác Hồ kính yêu đã nói:
Trẻ em như búp trên canh
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.
Đúng như vậy, trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt sau này sẽ trở thành người tốt. Chính vì vậy ngành học mầm non luôn coi trong sự nghiệp chăm sóc – giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự giáo dục chung.
Thấm nhuần lời dạy của Người, Qua một thời gian thực hiện đề tài“Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới”. Điều mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất đó là trẻ thực sự hứng thú với những tiết học mà tôi áp dụng các biện pháp trên. Trong quá trình học, trẻ được tiếp cận với những điều mới lạ, hấp dẫn. Từ đó góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện, tạo tâm thế vững vàng cho trẻ khi bước vào lớp một. Từ đó tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:
1. Trước hết phải khảo sát khả năng của trẻ trong lớp.
2. Xây dựng kế hoạch, linh hoạt các hình thức trên tiết học
3.Xây dựng môi trường học tập, thiết kế nội dung
4. Thiết kế và ứng dụng một số bài tập montessori. .
5.Quan tâm những trẻ cá biệt
6. Tích cực tuyên truyền phụ huynh học sinh
Bản thân luôn luôn học hỏi, tham khảo sách báo tài liệu, trao đổi với chị em đồng nghiệp có kinh nghiệm,lắng nghe, rút kinh nghiệm sau mỗi lần áp dụng và phải sáng tạo trong giảng dạy. Luôn thay đổi các hình thức vào bài thông qua trò chơi, giờ học luôn xen kẽ giữa động và tĩnh tạo cho trẻ một không khí thoải mái không gò bó. Để gây hứng thú cho trẻ ở môn làm quen với chữ cái đòi hỏi - Nắm vững phương pháp dạy môn làm quen chữ viết.
- Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.
- Xây dựng môi trườngchữ viết đẹp, hấp dẫn,phù hợp với trẻ. Sưu tầm các trò chơi hay,mới lạ ,hấp dẫn trẻ . Chịu khó tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứng thú cho trẻ. nhiều hình thứcmới, sinh động gây hấp dẫn cho trẻ
- Dựa vào đặc điểm của trẻ ở lớp để nghiên cứu đưa ra những hình thức, phương pháp dạy phù hợp với trẻ ở lớp mình đảm bảo tính khoa học – sư phạm. - Rèn trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh.
- Đặc biệt, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
Với những cách làm trong bản sáng kiến này, tôi thấy chủ động, tự tin hơn rất nhiều khi lên tiết. Đặc biệt tôi đã tạo cho trẻ thích đi học và hào hứng tích cực, chủ động vào các hoạt động.
2. Kiến nghị:
Qua việc nghiên cứu “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng đổi mới”.
Tôi có một số ý kiến đề xuất Nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội nghiên cứu các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả vào giảng dạy cho trẻ. Có biện pháp động viên, khuyến khích những giáo viên có biện pháp hay, sáng kiến phù hợp để dạy trẻ tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Quan trọng hơn là cần có kế hoạch bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình thực hiện ở lớp đã đạt kết quả. Rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo bổ sung những phần còn khiếm khuyết để rút ra kinh nghiệm, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ ngày càng tốt hơn. Kính mong BGH nhà trường cùng các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ góp ý để bản sáng kiến của tôi được phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đa Tốn, ngày 14 tháng 02 năm 2020
Người viết
Trần Thị Giang